Xăm môi sưng phải làm sao là nỗi e ngại của nhiều người khi gặp phải tình trạng môi bị sưng sau phun xăm thẩm mỹ. Đây là trường hợp rất hay gặp, độ sưng phồng môi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Mặc dù đây chỉ là phản ứng tự nhiên của cơ thể, nhưng cần có hướng khắc phục cũng như chăm sóc kỹ càng để tránh các biến chứng có thể xảy ra.

1. Xăm môi sưng phải làm sao? Mách bạn 6 cách khắc phục

Vấn đề môi bị sưng sau khi thực hiện phun xăm tương đối phổ biến, do đó kỹ thuật viên thường có chỉ dẫn cho khách hàng cách chăm sóc vùng môi để giảm sưng tại nhà. Cụ thể là các mẹo giảm tình trạng môi sưng vừa hiệu quả, vừa an toàn sau:

1.1 Chườm đá lạnh

Xăm môi sưng phải làm sao không thể bỏ qua mẹo chườm đá lạnh, giảm sưng môi nhanh chóng cũng như hiệu quả tại nhà. Đá lạnh có nhiệt độ thấp góp phần làm giảm lượng máu lưu thông tới khu vực môi, nhờ vậy giảm sưng tấy và tụ máu dưới môi hiệu quả. 

Không những thế, đá lạnh còn có tác dụng làm tê nhẹ bề mặt môi và có khả năng chống viêm, làm dịu sau xăm môi đáng kể. Tuy nhiên, cần chú ý lấy lớp khăn mỏng bọc đá lạnh rồi mới chườm trực tiếp lên vùng môi, để tránh tình trạng bị bỏng lạnh không mong muốn.

Xăm môi sưng phải làm sao? Chườm đá lạnh giúp cải thiện tình trạng đáng kể
Xăm môi sưng phải làm sao? Chườm đá lạnh giúp cải thiện tình trạng đáng kể

1.2 Chú ý khẩu phần ăn uống

Những món ăn làm từ thịt gà, thịt bò, rau muống, đồ nếp, hải sản,… rất dễ làm nặng thêm vấn đề sưng môi, thậm chí gây mưng mủ và đau nhức kéo dài. Chính vì thế, nên chú ý kiêng khem trong khoảng 1 tuần sau xăm để môi nhanh lành. Hơn nữa, cần hạn chế tiêu thụ thức ăn cay nóng, bia rượu, đồ uống có gas,…

Bên cạnh đó, bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm tốt cho tiến trình lành da như sữa tươi, sữa chua, trái cây giàu vitamin A, C, K, B, rau củ,…

1.3 Xăm môi sưng phải làm sao? Uống thuốc kháng viêm

Nếu chỉ là tình trạng sưng môi nhẹ, có thể uống thuốc kháng viêm để giảm bớt độ sưng tấy. Thuốc kháng viêm có thể là dạng bôi hay dạng uống đều được. Tuy nhiên, nên thăm khám và hỏi ý kiến chuyên gia hay bác sĩ để biết nên sử dụng loại nào.

Nếu chỉ bị sưng môi nhẹ thì có thể uống thuốc kháng viêm
Xăm môi sưng phải làm sao? Nếu chỉ bị sưng môi nhẹ thì có thể uống thuốc kháng viêm

1.4 Nằm ngủ ngẩng cao đầu

Khi nằm ngủ, nên ngẩng cao đầu để hạn chế máu lưu thông đến môi cũng như giảm dịch lỏng tích tụ dưới bề mặt da. Lúc ngủ kê gối cao sao cho có sự chênh lệch về độ cao giữa đầu và tim, từ đó giảm thiểu các nguy cơ môi bị phù nề, sưng tấy sau xăm.

1.5 Chăm sóc môi cẩn thận

Để tránh tình trạng môi bị viêm nhiễm sau xăm, cần chăm sóc vùng môi kỹ càng ngay tại nhà. Chẳng hạn, không để môi tiếp xúc với nước trong vòng 24 giờ đầu tiên, đồng thời vệ sinh môi cẩn thận bằng nước muối sinh lý để tránh trường hợp viêm nhiễm. Không những thế, không chạm tay vào môi hay cạy gỡ lớp vảy bong để không ảnh hưởng đến việc môi hồi phục sau xăm.

Chăm sóc môi kỹ càng để không phải lo ngại “xăm môi sưng phải làm sao”
Chăm sóc môi kỹ càng để không phải lo ngại “xăm môi sưng phải làm sao”

1.6 Thăm khám bác sĩ

Thông thường, sau tiến trình xăm từ 3-5 ngày môi đã hoàn toàn hết sưng và gần như bong hết lớp vảy. Tuy nhiên, ở một số người tuy đã chăm sóc cẩn thận vẫn không giảm các vết sưng tấy, khi đó nên tìm thăm khám bác sĩ. Hơn nữa, nếu xuất hiện một vài dấu hiệu sau thì nên tìm gặp bác sĩ, tránh tự ý xử lý tại nhà:

  • Kéo dài tình trạng lở loét trên 7 ngày.
  • Vết thương bị chảy dịch mô hay tích mủ.
  • Vết thương bị ngứa ngáy, châm chích, mẩn đỏ hay sưng phồng to.

2. Nguyên nhân phổ biến khiến xăm môi bị sưng

Ngoài “xăm môi sưng phải làm sao”, đây không phải là vấn đề hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu sưng môi kéo dài trên 1 tuần có thể là dấu hiệu môi bị dị ứng, viêm nhiễm với mực xăm hay dùng công nghệ cũ gây tổn thương nghiêm trọng cho vùng môi. 

2.1 Do cơ địa của mỗi người

Yếu tố cơ địa ảnh hưởng rất nhiều đến tiến trình phục hồi của da môi sau xăm. Với những ai có da môi lành tính thì môi chỉ bị sưng từ 1-2 ngày sau phun xăm. Sau đó, môi sẽ dần ổn định và bong tróc sớm.

Trái lại, với người có cơ địa độc hay nhạy cảm với mực xăm thì môi có thể bị sưng tấy hơn 1 tuần. Với một vài trường hợp, môi còn kèm theo dấu hiệu mưng mủ, gây cảm giác rất khó chịu.

Xăm môi sưng phải làm sao? Tùy vào cơ địa của mỗi người mà thời gian sưng môi sẽ khác nhau
Xăm môi sưng phải làm sao? Tùy vào cơ địa của mỗi người mà thời gian sưng môi sẽ khác nhau

2.2 Chất lượng dịch vụ tại cơ sở thẩm mỹ

Nếu chọn làm đẹp ở đơn vị có cơ sở vật chất khang trang, máy móc tân tiến thì hầu như sẽ không xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, nếu không may chọn phải cơ sở thẩm mỹ không uy tín, chất lượng kém, máy móc lạc hậu, quy trình phun xăm không đúng chuẩn Y tế thì môi rất dễ gặp tình trạng viêm đỏ, sưng tấy sau xăm.

2.3 Mực xăm chất lượng kém

Đây cũng là một trong những lý do phổ biến khiến môi bị sưng và viêm nhiễm nặng. Trên thị trường, một vài loại mực phun có chứa nhiều kim loại hay chất độc hại dễ dẫn đến dị ứng môi. Nếu dùng mực xăm có các thành phần này thì không những môi bị tổn thương mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Mực xăm kém chất lượng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng sưng môi
Ngoài “xăm môi sưng phải làm sao”, mực xăm kém chất lượng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng sưng môi

2.4 Kỹ thuật xăm môi

Đây cũng là yếu tố tác động đến liệu môi sưng phồng ít hay nhiều, dài hay ngắn. Ngày nay, công nghệ xăm môi thẩm mỹ càng cải tiến và hiện đại. Chính vì thế, mực xăm sẽ nhanh thấm vào da môi hơn. Hơn nữa, đầu kim bơm mực xăm cũng nhỏ dần, hạn chế mức độ gây tổn thương tầng thượng bì môi. Ứng dụng kỹ thuật càng tân tiến, độ đau nhức hay sưng tấy của vùng môi sẽ càng giảm.

2.5 Tay nghề kỹ thuật viên

Ngoài ứng dụng trang thiết bị, tay nghề của chuyên viên phun xăm cũng gây tác động đáng kể liệu môi sẽ sưng tấy nặng hay nhẹ. Kỹ thuật viên càng có nhiều kinh nghiệm, thâm niên lâu năm trong nghề sẽ am hiểu tường tận cách dùng máy móc và các dụng cụ. Hơn nữa, họ thành thục cách đi kim khéo léo để hạn chế tối đa vấn đề sưng viêm sau xăm.

Trái lại, nếu là nhân viên mới học nghề, ít kinh nghiệm sẽ chưa thể nắm rõ việc đi kim chuẩn chỉnh để ít ảnh hưởng đến da môi. Từ đó, gây ra các tình trạng môi bị nhiễm trùng, sưng phồng, đau rát,… Ngoài ra, tay nghề non kém của người thực hiện sẽ khiếm môi không lên đều màu như mong đợi.

Tay nghề của chuyên viên thẩm mỹ còn non kém cũng rất dễ gặp phải biến chứng sưng môi
Tay nghề của chuyên viên thẩm mỹ còn non kém cũng rất dễ gặp phải biến chứng sưng môi

2.6 Chăm sóc sau xăm môi

Theo chuyên gia thẩm mỹ, việc chăm sóc cũng như vệ sinh sau xăm cũng ảnh hưởng đáng kể đến mức độ phục hồi. Chính vì thế, nếu cách chăm sóc không đúng chuẩn, kỹ càng sẽ dễ gây các tình trạng môi sưng tấy với các dấu hiệu kích ứng khác, từ đó làm giảm đi tính thẩm mỹ.

3. Xăm môi mấy ngày thì hết sưng?

Bên cạnh thắc mắc xăm môi sưng phải làm sao, đây là tình trạng khó tránh khỏi dù áp dụng kỹ thuật hay công nghệ nào? Vậy thì phun môi sau mấy ngày sẽ hết sưng?

Thời gian xăm môi bị sưng còn phụ thuộc vào các trường hợp khác nhau. Thông thường, tình trạng môi sưng diễn ra sau xăm một vài giờ và sẽ dần giảm đi sau khoảng 2-3 ngày. Tuy nhiên, một vài trường hợp phải mất khoảng từ 5-7 ngày thì mới hết sưng môi.

Sau tiến trình phun xăm, môi thường gặp tình trạng căng và khô là bởi môi bị kích thích nhằm tái sinh các tế bào mới. Những tế bào cũ bị đẩy ra bên ngoài gây căng tức ở vùng môi. Hơn nữa, việc phá vỡ các liên kết tế bào tạo các mảng bong từ nhỏ tới lớn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Sau khoảng vài ngày, những mảng bong sẽ trôi tuột ra và thấy rõ lớp da non. Lúc này, môi sẽ lên màu dần như mong đợi.

Đôi khi, có trường hợp tình trạng môi bị sưng kéo dài trên 1 tuần và không thuyên giảm. Có khi là môi đã bị nhiễm trùng, nên thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có hướng khắc phục kịp thời.

Thời gian môi sau xăm bị sưng còn tùy thuộc vào mỗi người khác nhau
Xăm môi sưng phải làm sao? Thời gian môi sau xăm bị sưng còn tùy thuộc vào mỗi người khác nhau

4. Biến chứng sau xăm môi bị sưng

Ngoài nắm rõ “xăm môi bị sưng phải làm sao”, cùng tìm hiểu các biến chứng khi xăm môi bị sưng gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ và cả sức khỏe.

4.1 Môi kích ứng với mực phun xăm

Đây là vấn đề rất hay gặp khi lựa chọn xăm môi ở cơ sở không đáng tin cậy. Tại đây, họ thường sử dụng các loại mực xăm pha nhiều tạp chất, có nhiều chất gây dị ứng nên dễ khiến vết thương nhạy cảm hơn. Khi gặp tình trạng dị ứng mực phun, môi thường xuất hiện các tình trạng như nổi bóng nước, rỉ dịch mô, có nốt sần,…

4.2 Môi bị nhiễm trùng

Thực tế, có một vài trường hợp sau phun xăm vùng môi có dấu hiệu bị nhiễm trùng. Nếu sau từ 5-7 ngày mà môi vẫn không mất đi các triệu chứng, thậm chí còn bị sưng nặng thì khả năng cao là đã bị nhiễm trùng môi.

Nếu môi bị sưng viêm, đau rát và xuất hiện cả mụn mủ thì đây được xem là nhiễm trùng nặng. Khi đó, cần đến ngay cơ sở y tế hay bệnh viện để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Nếu gặp vấn đề đau rát, sưng viêm thì có thể là môi đã bị nhiễm trùng
Nếu gặp vấn đề đau rát, sưng viêm thì có thể là môi đã bị nhiễm trùng

4.3 Môi không lên màu hay lên màu không đẹp

Khi đăng ký dịch vụ phun xăm môi, nỗi e ngại chung của các chị em là “xăm môi sưng phải làm sao” hay sau phun môi có lên màu chuẩn đẹp hay không. Môi thường sẽ gặp tình trạng sưng sau phun, còn về lên màu đều đẹp hay không còn tùy thuộc vào khá nhiều yếu tố.

Hơn nữa, việc xăm môi lên màu loang lổ, không lên màu hay lên màu không chuẩn cũng có thể là do vấn đề sưng môi kéo dài, gây tác động tới tiến trình lớp vảy bong tróc tự nhiên.

Việc nắm rõ “xăm môi bị sưng phải làm sao” giúp bạn trang bị thêm kiến thức để hỗ trợ tiến trình phục hồi vùng môi sau xăm an toàn, hiệu quả. Đồng thời, không làm mất đi tính thẩm mỹ của khuôn mặt hay để lại các biến chứng, rủi ro không mong muốn. Ngoài ra, Thammyleanh khuyên bạn nên lựa chọn đơn vị làm đẹp chất lượng, uy tín để an toàn cho nhan sắc và cả sức khỏe của chính mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *