Với những ai mới thực hiện tiểu phẫu phun xăm môi cần có chế độ ăn uống kiêng khem, kỹ càng hơn so với bình thường. Từ đó, góp phần để môi nhanh lành thương, dễ bong và lên màu chuẩn đẹp. Có nhiều món ăn cần kiêng, trong đó phun môi ăn mì tôm được không là thắc mắc của nhiều người, bởi đây là món ăn khá quen thuộc và hấp dẫn thường ngày.
1. Phun môi ăn mì tôm được không?
Nhiều người băn khoăn không biết sau khi thực hiện xăm môi có ăn mì tôm được hay không, có thể giải đáp là không nên ăn trong khoảng thời gian này.
Đó là bởi mì tôm có tính nhiệt cao dễ gây nóng cơ thể, nhiệt miệng hay nổi mẩn ngứa. Nếu tiêu thụ mì tôm quá nhiều dễ làm môi bị phồng rộp, mọc mụn và sưng to. Hơn nữa, khi mới xăm mà để môi tiếp xúc với phần nước mì dễ khiến niêm mạc môi đau rát và gây viêm nhiễm. Đồng thời, ăn mì tôm còn làm môi bị dính tạp chất, nếu không làm sạch kỹ càng thì dễ dẫn đến tình trạng môi bị đau rát, nhiễm trùng, từ đó ảnh hưởng đến tiến trình môi hồi phục.
Không những thế, mì tôm chứa nhiều chất xơ, tinh bột, đạm nhưng có cả chất béo bão hòa và carbohydrates, 2 chất này không tốt cho vùng môi đang bị tổn thương. Do đó, nếu muốn sở hữu làn môi đẹp, nhanh lành thương và đảm bảo sức khỏe thì không nên ăn mì tôm sau xăm, vì dễ làm tình trạng thêm nặng và màu môi lên không chuẩn đẹp.
2. Mới xăm môi kiêng mì tôm trong bao lâu?
Sau khi nắm rõ phun môi ăn mì tôm được không thì nên kiêng khem mì tôm bao lâu cũng là vấn đề nhiều người thắc mắc. Theo chuyên gia, nên kiêng ăn mì trong khoảng thời gian từ 2-4 tuần sau xăm môi. Với những ai có cơ địa yếu, tốc độ phục hồi vết thương chậm thì nên kiêng lâu hơn 1 tháng để giúp môi lên màu đều đẹp nhất.
Còn nếu kỹ càng và cẩn thận hơn, nên đợi sau 2 tháng mới ăn mì tôm bởi khi đó môi lên màu ổn định và rõ nhất. Bên cạnh việc ăn uống thì cũng nên chú ý đến các chăm sóc môi thông qua bổ sung nhiều loại trái cây, uống nhiều nước, bảo vệ môi tránh tác động từ ánh nắng mặt trời,…
3. Lỡ ăn mì tôm sau xăm môi có sao không?
Tuy việc ăn mì tôm không hề tốt với sức khỏe, đặc biệt là sau khi thực hiện phun xăm môi. Tuy nhiên nếu đã lỡ ăn thì cũng không nên quá lo lắng. Vì nếu chỉ ăn 1 lần sẽ không mấy ảnh hưởng, chỉ cần làm sạch môi kỹ càng sau khi ăn xong để tránh lượng dầu mỡ hay chất cay nóng tác động vào vùng môi gây kích ứng hay nhiễm trùng.
Còn với trường hợp đã tiêu thụ nhiều mì tôm sau xăm thì nên thăm khám với bác sĩ để được theo dõi và khắc phục các tình trạng kịp thời, giảm thiểu tối đa nguy cơ vùng môi bị viêm nhiễm.
4. Ngoài mì tôm, cần kiêng các loại thực phẩm nào sau xăm môi?
Ngoài thắc mắc phun môi ăn mì tôm được không, cần chú ý kiêng khem kỹ càng các loại thực phẩm sau đây:
4.1 Cần kiêng hải sản
Ăn hải sản có thể gây kích thích tăng lượng collagen bên trong cơ thể, khiến môi bị sưng và tạo sẹo lồi khi mới vừa phun xăm. Do đó, hải sản được liệt kê vào danh sách nhóm thực phẩm cần kiêng cữ sau xăm môi.
Theo chuyên gia khuyến cáo sau tiến trình phun môi, nên kiêng các món ăn chế biến từ hải sản tối thiểu trong vòng 10-15 ngày để vết thương lành hẳn và mực xăm lên chuẩn màu nhất. Nhưng tốc độ lành và môi lên màu còn tùy thuộc vào cơ địa cũng như mức độ hồi phục của da ở mỗi người. Tốt hơn hết, nên kiêng ăn hải sản trong khoảng 1 tháng để màu môi lên bền và đều đẹp nhất.
4.2 Đồ ăn cay nóng
Các loại gia vị cay nóng như gừng, tiêu, ớt,… dễ khiến vùng môi bị bỏng rát và không lên chuẩn màu như mong đợi. Trong khoảng thời gian đầu mới thực hiện xăm môi, không nên ăn đồ cay và giảm thiểu tốt đa việc nêm các gia vị cay nóng vào trong các món ăn. Nếu không sẽ dễ gây kích ứng, ngứa rát quanh viền môi, ảnh hưởng tới chất lượng môi xăm cuối cùng.
4.3 Kiêng thịt bò
Khi nói đến thực phẩm không nên tiêu thụ sau phun môi thì phải kể ngay đến thịt bò. Tuy thịt bò giúp cung cấp dồi dào dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng sau xăm môi nếu ăn loại thịt đỏ này dễ làm vết xăm bị thâm sạm và lên màu không đúng chuẩn.
4.4 Kiêng thịt gà
Ngoài “phun môi ăn mì tôm được không” là không, thịt gà cũng nằm trong top thực phẩm không nên ăn sau xăm môi. Đó là bởi thịt gà có tính tanh, dễ dẫn đến tình trạng ngứa ngáy và gây thâm môi. Ngoài ra, thịt gà còn chứa magie và sắt dễ gây sẹo ở vùng môi làm mất đi tính thẩm mỹ. Chính vì thế, nên kiêng khem thịt gà trong khoảng thời gian đầu và chờ tới khi môi hoàn toàn bình phục mới ăn lại bình thường.
4.5 Kiêng đồ nếp và rau muống
Trong rau muống có lượng folate nhất định dễ gây tác động tới vết thương hở, làm chậm tiến trình hồi phục các sắc tố môi, từ đó khiến môi bị sưng nhẹ và tạo sẹo lồi. Tương tự như rau muống, khi tiêu thụ các món ăn làm từ nếp cũng dễ làm tăng nguy cơ môi bị sưng sau xăm, nhiễm trùng hay để lại vết sẹo. Do đó, cần chú ý kiêng khem rau muống cũng như đồ nếp trong vòng 1 tháng từ khi xăm môi để góp phần làm môi lên màu chuẩn đẹp.
4.6 Nên kiêng ăn trứng
Trứng rất giàu chất dinh dưỡng và giúp cơ thể hấp thu các protein thiết yếu. Tuy nhiên, khi thực hiện phun môi, thành phần trong trứng dễ làm màu mực xăm bị loang lổ, không đều mất đi tính thẩm mỹ.
Hơn nữa, ăn nhiều trứng sau xăm môi cũng làm môi gặp tình trạng sưng lâu ngày, khô ráp, nứt nẻ và làm chậm tiến trình lên màu môi. Theo khuyến cáo, sau xăm môi, nên kiêng khem các loại trứng tối thiểu từ 7-10 ngày nhằm giúp môi lên màu chuẩn đẹp và đẩy nhanh tiến trình hồi phục của môi.
4.7 Tránh chất kích thích
Tuyệt đối không uống rượu bia, chất kích thích, hút thuốc,… khi vừa mới phun xăm môi. Bởi chất kích thích trong các thứ này dễ làm lượng máu lưu thông không đều. Từ đó, ảnh hưởng đến màu môi xăm, khiến môi lên màu không đều hay không đúng chuẩn, ảnh hưởng đến kết quả làm đẹp cuối cùng.
5. Các loại thực phẩm nên ăn thay cho mì tôm sau phun môi?
“Phun môi ăn mì tôm được không” là hoàn toàn không tốt, kể cả là với sức khỏe. Thay vào đó, nên ăn nhiều loại thực phẩm sau đây:
5.1 Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, C
Vitamin A và vitamin C là 2 loại dưỡng chất thiết yếu cho môi xăm. Vitamin A góp phần tăng trưởng hồng cầu, ổn định miễn dịch, giúp miệng không gặp tình trạng lở loét. Trong khi đó, vitamin C hỗ trợ diệt khuẩn, kháng viêm và đẩy nhanh tiến trình tái tạo các tế bào da môi.
Một vài loại thực phẩm giàu vitamin A, C phải kể đến như: cam, chanh, dứa, cà rốt, táo, nho, ớt chuông, đào,… Ngoài ra, cần kiêng khem các loại rau củ, trái cây có tính nhiệt như: sầu riêng, vải, mận, mít,…
5.2 Nên ăn sữa chua và sữa tươi
Nên kết hợp sữa chua, sữa tươi vào khẩu phần ăn hàng ngày sau phun môi. Cả hai loại thực phẩm này đều có lượng protein lớn hơn 85%, có nhiều lợi khuẩn và dồi dào vi lượng. Hơn nữa, tiêu thụ sữa tươi hay sữa chua còn giúp việc kiêng ăn sau xăm môi giảm thiểu cảm giác mệt mỏi hay thiếu chất dinh dưỡng.
Tuy nhiên, cần tuân theo nguyên tắc sử dụng sữa chua và sữa tươi sau khi thực hiện xăm môi như sau:
- Ăn từ 2-3 hộp sữa chua trong 1 ngày. Có thể ăn trực tiếp hay mix với nhiều loại nguyên liệu khác.
- Uống khoảng 250-400ml sữa tươi hàng ngày. Chia ra uống vào 2 buổi sáng và tối.
- Tránh ăn cả sữa chua và sữa tươi cùng lúc vì dễ gây tình trạng tiêu chảy. Nên sử dụng cách nhau khoảng 2 tiếng.
- Với sữa chua, chọn loại có men vi sinh khoảng 20%, thêm nha đam hay hương vị trái cây. Còn với sữa tươi, nên chọn lựa loại nguyên chất, tốt hơn hết là tách béo.
5.3 Ăn các loại thịt không gây dị ứng, sẹo
Thay vì “phun môi ăn mì tôm được không” là không, có thể bổ sung cá hồi, cá ngừa hay thịt heo để đảm bảo dinh dưỡng.
- Cá hồi: chứa nhiều omega-3, omega-6 và đạm sạch hỗ trợ tiến trình sản sinh collagen và các biểu mô trên vùng môi.
- Cá ngừ: với lượng dinh dưỡng dồi dào, nhất là choline và selen, bổ sung cá ngừ giúp giảm thiểu cảm giác mệt mỏi đáng kể, kích thích tái tạo các tế bào da môi và bong vảy nhanh hơn.
- Thịt heo: có chứa nhiều lượng đạm tốt, là đạm dễ chuyển hóa, không ảnh hưởng đến vùng môi, không gây dị tật cho miệng hay để lại sẹo.
Chắc hẳn bạn đã giải đáp được thắc mắc liệu “phun môi ăn mì tôm được không” là hoàn toàn không, đặc biệt là với những ngày đầu tiên. Bên cạnh mì tôm, Thammyleanh khuyên bạn cũng nên kiêng cả các loại thực phẩm khác như thịt gà, thịt bò, trứng, xôi chè, rau muống,… nhằm góp phần để môi lên màu chuẩn bền nhất.